Lihasoft – Phần mềm kế toán, quản lý bán hàng DỄ SỬ DỤNG

Cách tính giá vốn hàng bán

giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng hóa là một trong những yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm trong quá trình kinh doanh. Vì vậy kế toán giá vốn hàng bán là rất cần thiết. Muốn quản lý chặt chẽ và có cách tính giá vốn hàng bán đúng thì trước hết doanh nghiệp phải nắm vững được sự hình thành của giá vốn. Như vậy doanh nghiệp sẽ sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của mình.

1. Giá vốn hàng bán là gì?

Giá vốn hàng bán được hiểu đơn giản là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm. Giá vốn hàng bán liên quan đến quá trình bán hàng bao gồm: Giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Sự hình thành giá vốn hàng bán được phân biệt ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau:

  • Giá vốn hàng tại điểm mua hàng hóa hay còn gọi là giá trị mua thực tế.
  • Đối với các công ty thương mại. Giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng có mặt tại kho. Bao gồm giá mua từ nhà cung cấp, bảo hiểm, VAT, phí vận chuyển,…
  • Đối với các công ty sản xuất. Tổng chi phí sẽ nhiều hơn vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.

2. Cách tính giá vốn hàng bán có những phương pháp sau:

Mỗi doanh nghiệp có đặc thù khác nhau nên cách tính giá vốn hàng bán cũng khác nhau. Có thể kể đến hai phương pháp kế toán giá vốn thông dụng nhất, đã được phần mềm quản lý bán hàng Lihasoft áp dụng để xác định giá vốn trong kỳ là: Phương pháp tính giá vốn bình quân gia quyền và phương pháp tính giá vốn theo giá mua gần nhất.

2.1 Phương pháp tính giá vốn bình quân gia quyền:

Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho. Được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý bán hàng Lihasoft sẽ tính giá vốn bình quân theo công thức:

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ)

Ví dụ: Sản phẩm A

  • Tồn đầu kỳ: 100 sp x 15.500,00 = 1.550.000
  • Ngày 01 nhập mua: 1.000 sp x 14.650,00 = 14.650.000
  • Giá vốn được xác định cuối ngày 01: (1.550.000 + 14.650.000) / (100 + 1.000) = 14.727,27
  • Ngày 02 xuất bán: 250 sp x 14.727,27 = 3.681.818
  • Tồn cuối kỳ: 850 sp x 14.727,27 = 12,518,180

Phương pháp này rất phù hợp cho các loại hình kinh doanh nhiều loại mặt hàng trong mỗi doanh nghiệp, nhưng giá trị hàng hóa không cao.

2.2 Phương pháp tính giá vốn theo lần nhập hàng gần nhất:

Theo phương pháp này giá vốn được thay đổi tức thì sau mỗi lần nhập hàng. Tính chính xác không cao, dễ dàng theo dõi giá vốn và giá bán hàng hóa xuất kho. Phương pháp này cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì sự tiện lợi của nó.

Ví dụ: Sản phẩm A

  • Tồn đầu kỳ: 10 sp x 50.000 = 500.000
  • Ngày 01 nhập mua: 20 sp x 52.000 = 1.040.000
  • Ngày 02 xuất bán: 5 sp x 52.000 = 260.000
  • Tồn cuối kỳ: 25 sp x 52.000 = 1.300.000

Khi sử dụng phần mềm quản lý bán hàng Lihasoft bạn tùy chọn một trong hai cách tính giá vốn hàng bán trên, mỗi lần nhập hàng bạn nhập thông tin giá vốn. Hệ thống sẽ tự động tính toán giá vốn theo phương pháp mà bạn chọn.

Comments are closed.